Hệ thống Chiller làm lạnh nước chính là hệ thống dùng cụm máy Chiller tạo ra nước lạnh sau đó dùng nước lạnh để phục vụ điều hoà không khí, giải nhiệt, làm nguội, làm mát trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp và các lĩnh vực khác trong đời sống. Để tìm hiểu rõ hơn về hệ thống chiller, cấu tạo của nó như thế nào cùng tham khảo bài viết sau.
- Hệ thống chiller làm lạnh nước (water chiller system) Có thể hiểu, Hệ thống Chiller làm lạnh nước (Water chiller system) hay còn gọi là hệ thống điều hòa trung tâm chiller, là một hệ máy có chức năng làm lạnh nước. Water chiller được ứng dụng rất rộng hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Water chiller tạo ra nước lạnh sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm như chế biến đóng hộp sữa, nước ép, nước giải khát; dùng nước lạnh trong dây chuyền chế biến hải sản tôm, cá… Việc dùng nước lạnh chiller để giải nhiệt được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất sợi nhựa tổng hợp, găng tay cao su, sản xuất nhựa, gạch men, công nghệ gia công cơ khí chính xác, xi mạ… Ngoài ra nước lạnh chiller cũng dùng để giải nhiệt nhiều thiết bị phục vụ công nghiệp như giải nhiệt tủ điện, các hệ thống dây chuyền máy móc. Hệ thống điều hoà không khí Water chiller – FCU – AHU dùng để tạo ra không gian điều hoà phục vụ đa số các nhà máy Dược, nhà máy thuốc lá, sản xuất điện tử, công nghiệp may, kho hàng điện tử, xưởng CNC, kho thuốc – dược, các kho trung chuyển hàng tiêu dùng…. Water chiller do đặc điểm năng suất lạnh có thể đạt được rất lớn nên các hệ thống điều hoà không khí công trình lớn rất thường được sử dụng như nhà máy điện tử, cao ốc, trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, bệnh viện và trường học. Có thể kể tên một số công trình điển hình dùng Water chiller như: nhà máy Intel – Khu Công Nghệ Cao, Khách sạn New Wold, nhà máy sữa VinaMilk Đà Nẵng, Nhà máy Framas, bệnh viện Chợ Rẫy mới, Trường RMIT…
- Các bộ phận tạo nên hệ thống Chiller: • Cụm máy Water chiller. • Bơm nước lạnh – Chillled water pump. • Bơm nước giải nhiệt – Cooling water pump. • Tháp giải nhiệt – Cooling tower. • Dàn lạnh nhỏ FCU – Fan coil unit. • Dàn lạnh công suất lớn AHU – Air handling unit. • Bình giải nở – Bộ điều áp nước – Expansion tank. • Bình châm hoá chất – Chemical tank. • Hệ thống điện cấp nguồn. • Hệ thống điều khiển, thermostat. • Hệ thống đường ống. • Hệ van nước và van điều khiển.
- Nguyên lý hoạt động. Các thiết bị trong hệ thống Chiller tạo nên một hệ thống nước tuần hoàn. Nước đi qua chiller sẽ được hạ nhiệt độ tạo thành nước lạnh (khoảng +5÷7oC). Nước lạnh sau đó được Bơm đến các thiết bị dàn lạnh (FCU – AHU) thông qua đường ống nước. Nước lạnh sau khi trao đổi nhiệt với không khí tại dàn lạnh sẽ tăng nhiệt độ lên khoảng +12oC sau đó hồi về chiller để tiếp tục được hạ nhiệt độ xuống.
- Sơ lược các bộ phận chính của hệ thống: a. Cụm Máy Water Chiller: Là thiết bị chính – “Trái tim của hệ thống” Cụm thiết bị này hạ nhiệt độ nước đi ngang qua bình bay hơi trực tiếp tạo ra nước lạnh.Chiller thường được phân làm 2 loại chính là Chiller giải nhiệt gió – Air cooler Chiller và Chiller giải nhiệt nước – Water cooler chiller. • Chiler giải nhiệt gió thường áp dụng cho công suất trung bình và nhỏ. Loại máy nén dùng cho loại chiller giải nhiệt gió thường dùng loại máy nén Scroll. • Chiller giải nhiệt nước – Water cooler chiller thường áp dụng cho các dãy công suất lớn. Loại máy nén : trục vít, ly tâm.
b. Tháp giải nhiệt – Cooling tower: Đối với cụm chiller giải nhiệt bằng nước trong hệ thống sẽ sử dụng tháp giải nhiệt. Chức năng tháp giải nhiệt dùng để giải nhiệt độ nước nóng sau khi qua bình ngưng. c. Bơm tuần hoàn nước lạnh – Chillled Water Pump: chức năng để bơm nước tuần hoàn theo chu trình kín từ chiller đến dàn lạnh và hồi về lại chiller. Các bơm này trong các hệ thống lớn thường được sử dụng biến tần để điều khiển hoạt động khởi động và điều chỉnh lưu lượng nước tuỳ theo tải lạnh hoạt động.
d. Bơm nước giải nhiệt – cooling water pump: chức năng hút nước sau khi đã được giải nhiệt tại “tháp giải nhiệt” đẩy qua bình ngưng tụ của chiller để làm mát cho hệ thống ga trong chiller. Nước sau khi đi qua bình ngưng chiller là nước nóng ( khoảng +40 ÷ 50 oC) bị đẩy về tháp giải nhiệt, sau khi giải nhiệt xong lại tiếp tục được bơm đẩy đi.
e. Dàn lạnh FCU – Fan coil unit: là dàn lạnh điều hoà không khí. Cấu tạo gồm dàn trao đổi nhiệt nước lạnh và quạt. Để đáp ứng yêu cầu đa dạng của các hệ thống điều hoà không khí dàn lạnh FCU có nhiều loại: treo tường, cassette, concealed gắn ống gió, tủ đứng, áp trần…
a. Dàn lạnh công suất lớn – AHU – Air handing unit. Dàn lạnh này kích thước rất lớn thường là trung tâm xử lý gió sau đó gió lạnh sẽ được phân phối đến từng phòng thông qua hệ thống phân phối gió ( hệ thống ống gió). Dàn AHU thường áp dụng cho các nhà máy dược phẩm, phòng sạch vì tại đây thường được gắn các bộ lọc bụi – filter (handle primary, secondary & HEPA filtration). Ngoài ra còn có các option điện trở – electric heater, Bánh xe thu hồi nhiệt – heat recovery wheel, Air to Air cross flow Plated Heat Exchanger (PHE), bộ tách ẩm – Hudimifier.
-
Vì sao chọn hệ thống chiller làm lạnh?
– Hiệu suất giải nhiệt cao
Hiệu suất làm việc cực kỳ hiệu quả, dựa vào hệ thống gas làm lạnh để giảm nhiệt độ. So với giải nhiệt bằng không khí thì hoàn toàn nổi trội hơn hẳn. Có thể hoạt động được ở những môi trường khô hạn.
– Ứng dụng được ở những xí nghiệp có nhu cầu giải nhiệt lớn Cơ chế hoạt động và giải nhiệt của hệ thống chiller làm lạnh nước cho phép nó có thể giải nhiệt lớn, liên tục trong một thời gian dài. – Có thể lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau Khi lắp đặt, bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa water chiller cần phải có đội ngũ kỹ sư tay nghề cao thực hiện. Vì hệ thống công suất càng lớn càng đắt đỏ. Nếu kỹ thuật không tốt có thể làm hỏng máy water chiller. Hãy liên hệ với CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CƠ NHIỆT ĐIỆN LẠNH NEWTECHCO để được tư vấn và cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng thi công thiết kế lắp đặt hệ thống chiller tốt nhất.